Hà Nội triển khai nhiều biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề

07/08/2023 19 lượt xem admin

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND, triển khai hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề năm 2020. Nội dung chính của kế hoạch nhằm: Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội làng nghề. Đánh giá, dự báo các nguồn nước thải và tác động của làng nghề đến môi trường và sức khỏe cộng đồng…

Theo kế hoạch, TP tiến hành đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của làng nghề đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Biện pháp xử lý nước thải của làng nghề. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Thông qua đánh giá tác động sẽ giúp TP có căn cứ chắc chắn về thực trạng môi trường làng nghề, xác định bất cập, đề xuất các biện pháp xử lý, cải thiện ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của từng làng nghề…
Thống kê cho thấy, Hà Nội có 1.350 làng nghề. Sở TN&MT Hà Nội đã khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại 65 làng nghề. Kết quả cho thấy 60/65 làng nghề ô nhiễm môi trường, chỉ có 6/65 làng nghề đạt các tiêu chuẩn an toàn môi trường. Theo đánh giá, hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, nhất là hệ thống cấp thoát nước thải thiếu đồng bộ. Phần lớn nước thải từ các làng nghề chưa qua xử lý thải ra môi trường ao, hồ với mức độ ô nhiễm rất cao.
Xử lý nước thải làng nghề Hà Nội
Xử lý nước thải làng nghề tại Hà Nội
Kết quả điều tra, khảo sát năm 2018 – 2019 của Sở TN&MT Hà Nội tại 192 làng nghề cho thấy, có tới 77 làng nghề ô nhiễm nước nghiêm trọng, 36 làng nghề ô nhiễm. Trong đó, ô nhiễm nước thải của nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm rất đáng lo ngại, phải kể đến làng nghề chế biến tinh bột sắn ở xã Minh Khai (huyện Hoài Đức), làng chế biến tinh bột Cộng Hòa, làng chế biến nông sản thực phẩm Cát Quế, làng nghề làm bún thôn Kỳ Thủy, làng nghề làm bánh đa nem thôn Ngự Câu…
Một số liệu thống kê khác cho thấy, mỗi năm, ngành tinh bột sắn thải ra môi trường khoảng 240 – 300 triệu m3 nước thải/năm nhưng chỉ khoảng 10% tổng lượng nước thải đã qua xử lý, số còn lại đều xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Theo các chuyên gia môi trường, nước xả thải chưa qua xử lý không khỉ làm ô nhiễm tại các nguồn tiếp nhận như các kênh, mương, cống rãnh, ao hồ… mà còn thấm vào đất, gây nên ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Nguồn: Báo Lao Động
07/08/2023 19 lượt xem admin

Bài viết cùng chuyên mục