Phương pháp xử lý nước thải từ nhà máy chế biến sữa

05/08/2023 22 lượt xem admin

Như một nhu cầu tất yếu, việc xử lý nước thải chế biến sữa luôn được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. Xin được giới thiệu một trong những phương pháp xử lý nước thải từ nhà máy chế biến sữa

Cùng với việc gia tăng các nhà máy chế biến sữa, nước thải phát sinh từ đó ngày càng nhiều và nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng tăng lên.

Nước thải từ nhà máy chế biến sữa bao gồm:

  • Nước thải sản xuất

Nước rửa bồn, nước rửa chai, đóng chai…

Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp…

Nước thải từ nồi hơi, từ máy lạnh

Dầu mỡ rò rỉ từ thiết bị và động cơ

  • Khâu tiệt trùng và đóng hộp sữa

Nước rửa có chứa sữa do hao hụt

  • Nhà máy chế biến các sản phẩm từ sữa

Dịch khử protein có chứa nhiều latose

  • Nước thải từ nhà máy sản xuất phomai

Loại nước này chứa lactose và protein

  • Nước thải sinh hoạt

Đặc tính nước thải trong nhà máy là hàm lượng hữu cơ cao, chủ yếu là đường,protein, acid béo và các chất có khả năng phân hủy sinh học.

Tùy theo công nghệ sản xuất ra từng chủng loại sản phẩm sữa hay tùy theo công suất nhà máy, xí nghiệp mà tính chất hóa lý của nước thải cũng rất khác nhau.

Đặc trưng

Một số tính chất quan trọng của loại nước thải này như sau:

  • Tỉ lệ COD/BOD5  trong sữa là  1.4 và trong huyết thanh là 1.9
  • Lượng thải theo tổng nito Kjeldahl ( TKN ) từ 1-20g trong 100ml sữa
  • BOD5 trong nước thải nói chung khoảng từ 700 -1600mg/L
  • pH sau khi đồng nhất khoảng 7.5-8.8

Công nghệ xử lý

Theo phân tích thành phần nguồn thải như trên, thì nước thải sản xuất sữa và sản phẩm từ sữa chủ yếu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố như ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, rác, cát bụi, dầu mỡ…

Phương pháp xử lý nước thải từ nhà máy chế biến sữa
Sơ đồ quy trình xử lý

Vì thế các phương pháp được đề xuất để nghiên cứu khả năng xử lý phù hợp với nguồn thải này là:

Thuyết minh công nghệ

Nước thải của nhà máy được tập trung tại hố thu gom.

Đầu tiên nước thải được qua hố thu gom và song chắn rác để loại bỏ các tạp chất lớn như cát sỏi bao ni lon.

Sau đó nước thải được bơm tới bể điều hòa để ổn định lưu lượng và xử lý. Tại đây có hệ thống sục khí để cung cấp O2 vào nước cho vi sinh vật trong bùn tồn tại và tăng sinh khối chuẩn bị cho quá trình xử lý sinh học. Kết hợp châm hóa chất để điều chỉnh pH trong khoảng từ 6.5-7.5. Ở đây có đầu dò pH nhằm điểu chỉnh lượng NaOH và H2SO4 cho vào.

Nước từ bể điều hòa được dẫn qua bể tuyển nổi để loại bớt dầu mỡ, váng nổi, tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học phía sau. Váng nổi thu lại làm thức ăn cho gia súc.

Nước thải sau khi trung hòa sẽ được bơm vào bể UASB để thực hiện xử lý sinh học kị khí. Nước thải được đưa vào từ đáy bể thông qua hệ thống phân phối dòng vào. Nước thải chuyển động từ dưới lên và đi qua một tầng bùn ( lớp vi sinh vật kị khí lơ lửng ). Trong điều kiện kị khí các hợp chất hữu cơ được phân hủy thành các chất đơn giản hơn, có khối lượng phân tử nhỏ hơn. Khí tạo ra sẽ bám vào các hạt bùn, nổi lên bề mặt, va chạm với tấm hướng dòng. Nhiệm vụ của tấm hướng dòng là tách riêng khí, bùn và nước. Bùn đã tách khí sẽ rơi xuống lại tầng bùn lơ lửng. Khí sinh học sẽ được thu bằng hệ thống thu khí

Nước thải sẽ theo tấm chảy tràn chảy qua mương oxi hóa nhằm xử lý triệt để Phospho

Phương pháp xử lý nước thải từ nhà máy chế biến sữa

Nước sau xử lý sẽ được chảy tràn qua bể lắng 2, bể lắng được hoạt động theo phương pháp lắng trọng lực. Tạp chất sẽ được lắng xuống, nước sẽ được chảy tràn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh rồi được thải ra nguồn tiếp nhận. Tại đây có sự tuần hoàn bùn lại bể hiếu khí.

Bùn trong bể lắng II, ,bể UASB nếu nhiều quá sẽ được bơm ra bể chứa bùn. Bùn dư sẽ được qua máy ép bùn, sau đó đem đóng bánh làm thức ăn gia súc.
Nguồn: MTĐT

05/08/2023 22 lượt xem admin

Bài viết cùng chuyên mục